Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy)
Sáng 19/4, Huyện Kiến Thụy tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy).
Đại biểu dự Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy).Tới dự có các đồng chí: Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Phó Chủ tịch HĐND, UBND thành phố; lãnh đạo, Nhân dân huyện Kiến Thụy và đông đảo du khách trong và ngoài thành phố.
Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Lưu Đức Thụy phát biểu tại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy).Vương triều Mạc kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, do Thái tổ Mạc Đăng Dung sáng lập và trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung (1527 - 1529), Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540), Mạc Phúc Hải (1541 - 1546), Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) và Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592). Trong suốt quãng thời gian 65 năm, nhà Mạc đã đưa ra nhiều chính sách cải cách, phát triển kinh tế làm cho đời sống Nhân dân no đủ, xã hội ổn định. Dưới thời nhà Mạc nhiều hiền tài đã xuất hiện, tiêu biểu trong số đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ và Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Toàn cảnh Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy).Kinh đô Dương Kinh xưa với nhiều di tích, di sản, bảo vật quốc gia, công trình văn hóa vẫn tồn tại đến ngày nay. Tiêu biểu là cụm Di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh gồm: Từ đường họ Mạc được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia năm 2002; Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp thành phố năm 2016; chùa Trà Phương được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 2007; chùa Nhân Trai được xếp hạng Di tích cấp thành phố năm 2003; đền - chùa Hòa Liễu được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1993. Cụm 5 Di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh là tổng hòa của nhiều yếu tố về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Tại đây đang lưu giữ những bảo vật quốc gia: Định Nam đao, tượng Mạc Thái Tổ, bức phù điêu Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, cùng các văn bia mang tính độc bản và những lễ hội văn hóa phi vật thể quốc gia đặc sắc, điển hình là Lễ hội Minh thề độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy) cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng.
Đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy tặng hoa chúc mừng.Việc Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định số 152 ngày 17/01/2025 công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt (trở thành 1 trong 5 di tích quốc gia đặc biệt của thành phố Hải Phòng) là sự kiện quan trọng, ghi nhận những giá trị to lớn, tiêu biểu về mặt lịch sử, văn hóa và kiến trúc của quần thể di tích này. Đây cũng là cơ hội để huyện Kiến Thụy cùng với thành phố phát triển quảng bá về văn hóa, du lịch trong thời gian tới, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập trong thời gian tới.
Lãnh đạo thành phố và huyện Kiến Thụy thực hiện nghi lễ dâng dương các vị vua nhà Mạc.Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Đương Thắng, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng), là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Sinh ra ở vùng biển, thuở thiếu thời, Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá, nhưng lại có trí dũng hơn người. Trong cuộc thi tuyển dũng sĩ đời vua Lê Uy Mục tại Giảng võ đường Thăng Long, ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân - Võ Trạng nguyên, được sung quân Túc vệ. Trong giai đoạn này, triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, Mạc Đăng Dung được giao trấn thủ Hải Dương. Vua Lê Chiêu Thống ở kinh thành Thăng Long bị quân khởi nghĩa của Nguyễn Kính nổi loạn, uy hiếp. Mạc Đăng Dung mang quân về kinh thành cứu giá, một mình dẹp loạn, được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công...
Năm 1527, ông được triều Lê phong làm thái sư An Hưng Vương. Tháng 6 năm 1527, ông lập ra nhà Mạc với niên hiệu Minh Đức. Đến năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả là Mạc Đăng Doanh - tức Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng Dương Kinh là kinh đô ven biển đầu tiên của nước ta./.