image banner
Làng nghề truyền thống
  • Làng hoa Đằng Hải, Hải An

    28/07/2011

    Không biết có từ bao giờ, nhưng theo những người bản địa cao tuổi cho biết, chợ Đằng Hải có từ thời thượng cổ, với tuổi đời ngót trăm năm. Chợ Đằng Hải hiếm có so với các chợ trong cả nước là đặc biệt nằm uốn lượn quanh co có hai đình và chùa nằm liền kề. Hai đình đã được xếp hạng di tích quốc gia, trong đó đình Lũng Bắc bên trong có đình và chùa, còn đình Hà Lũng nằm cuối chợ không có chùa. Ở đình Lũng Bắc thờ vương Ngô Quyền… tiếng lành về đình thiêng đã đồn xa, nên không chỉ đến dịp Tết Nguyên đán mới đông du khách thập phương đến dâng hương hoa, mà ngay cả những ngày thường, nhất là vào tuần rằm, người đi chợ chơi, mua hoa và đến lễ rất đông.

  • Một số làng nghề truyền thống huyện Thủy Nguyên

    28/07/2011

    Theo các vị cao niên trong làng, ca trù xuất hiện ở Đông Môn gần 200 năm nay. Vào thập niên 40-45 của thế kỷ trước, trong làng xuất hiện nhiều giáo phường do những gia đình, dòng họ đứng ra thành lập và lấy nghiệp hát làm nghề kiếm sống…

  • Nghề chăn "Ông trâu" – Đồ Sơn

    28/07/2011

    “Người chăn trâu phải là người hiền lành, chăm chỉ, có đức độ, gia đình không có tang ma, đồng thời không được dự đám ma trong suốt quá trình nuôi trâu. Ngoài ra, người chăn trâu tuyệt đối không được để đàn bà, con gái bước qua dây dắt trâu. Những ngày trước khi thi đấu, cả chủ trâu và người chăn trâu đều phải chay tịnh, kiêng khem cái khoản… “gần gũi” phụ nữ” - đó là những yêu cầu và quy định “tối thiểu” đối với người chăn châu trọi, một người cao tuổi ở Đồ Sơn cho biết. Chỉ nghe vậy thôi cũng đủ thấy không phải ai cũng theo được nghề chăn trâu chọi thuê.

  • Làng mộc Kha Lâm, Kiến An

    28/07/2011

    Làng Kha Lâm xưa, nay thuộc phường Nam Sơn quận Kiến An là một địa danh cổ nằm dưới chân núi Đẩu Sơn – nay là quần thể núi rừng Thiên Văn hùng vĩ. Trên vùng đất Kha Lâm có nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của một địa danh văn hiến, đó là các ngôi đình, đền chùa với kiến trúc tinh xảo thờ các danh nhân có công với đất nước đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh, cấp quốc gia như: đền thờ Vua bà Chiêu Chinh công chúa đời Trần. Những ngôi chùa cổ kiến trúc đẹp tồn tại hàng trăm năm, những dấu tích từ thời xa xưa đã phần nào nói lên sự tài  hoa của các bậc tiền bối đã truyền lại cho hậu thế những đôi bàn tay vàng ngày nay.

  • Làng nghề Tiên Lãng

    27/07/2011

    Trước năm 1990, huyện Tiên Lãng cùng với huyện Vĩnh Bảo kề bên là vùng cói lớn không những của thành phố Hải Phòng mà còn của cả miền duyên hải Bắc Bộ. Chỉ kể hai cơ sở chuyên canh là nông trường Vinh Quang (Tiên Lãng) và nông trường Trấn Dương (Vĩnh Bảo) đã có gần 2.000 ha. Cũng trên địa bàn hai huyện còn có hai xí nghiệp chế biến cói, trang bị khá hiện đại, mỗi năm sản xuất hàng vạn sản phẩm từ cói như chiếu, thảm, bao manh, làn, bị cói... thu hút hàng nghìn lao động. Ðã một thời, bao manh cói, làn, bị cói được coi là mốt đóng gói hàng vận chuyển xa và đồ xách tay tiện lợi của các bà, các chị nội trợ. Còn chiếu cói thì khỏi nói, có nhà nào lại không mỗi năm mua một, hai đôi về trải giường, nhất là khi Tết đến muốn có chiếc chiếu hoa. Còn bây giờ, hàng ni-lông xâm nhập vào tất cả, từ chiếc làn đi chợ, túi đựng đồ đến bao bì đóng hàng, và dĩ nhiên không loại trừ cả chiếc chiếu trải giường làm bằng ni-lông bày bán đầy dãy ở

  • Làng nghề tạc tượng Bảo Hà, Vĩnh Bảo

    27/07/2011

    Làng Bảo Hà xưa gọi là làng Linh Động thuộc địa phận xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hiện nay, trong miếu thờ của làng có thờ Đức Linh Lang, một vị tướng thời Trần. Ngoài ra còn có thờ tổ nghề tạc tượng của làng là Nguyên Công Huệ, người được thờ chung miếu với thành hoàng làng, là người tạc tượng giỏi, bị nhà Minh bắt đi phục dịch. Trong thời gian phục địch cho nhà Minh, người đã học được nhiều từ các bạn thợ của mình. Sau ngày nước ta thoát khỏi ách đô hộ cụ về làng, nghề tạc tượng Linh Động được phục hồi và phát triển. Người dân nơi này đã nhớ ơn cụ đã phục hồi và phát huy nghề tạc tượng của làng nên thờ cụ cùng miếu với thành hoàng làng. Các học trò và hậu duệ của cụ như Tô Phú Vượng, Hoàng Đình Ức,… đã phát triển nghề này và biến Linh Động trở thành một làng nghề tạc tượng nổi tiếng khắp vùng.

  • Nước mắm Cát Hải

    27/07/2011

    Theo các cụ đồ ngày xưa giải thích “cát” là lành, “hải” là biển. Cát Hải là biển lành. Biển lành nên người muôn phương đã quần tụ về đây. Đó là những người theo n ghề sông nước của các địa phương Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng yên, song đông nhất là người Hoa.

TIN MỚI NHẤT
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0