image banner
Di tích lịch sử cấp quốc gia
  • Đền Trinh Hưởng

    24/08/2011

    Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ sinh ngày 17 tháng 2 năm Bính Ngọ (966) tại làng Trinh Hưởng, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Trinh Hưởng, xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) trong một gia đình danh giá nổi tiếng của vùng, lớn lên giữa đất nước loạn lạc, chia cắt bởi “ thập nhị sứ quân” làm cho nhân dân  khổ cực, đất nước suy tàn . Nhờ có công của lao của Đinh Bộ Lĩnh (người Hoa Lư, Ninh Bình) thống nhất được quốc gia về một mối. Từ đó 3 anh em họ Đào mang tài sức, hết lòng phò vua, giúp nước và được nhà vua ban nhiều chức tước quan trọng. Năm 981, khi nhà Tiền Lê mới thành lập, quân Tống ồ ạt xâm lấn biên cương, 3 vị tướng họ Đào vâng lệnh Lê Hoàn thống lĩnh quân thuỷ bộ chiến đấu với giặc ở đất Bàng Châu. Qua vài lần giao chiến quyết liệt, quân Tống khiếp sợ rút lui, đất nước thanh bình trở lại. Sau này 3 anh em cùng mất một ngày (2/12) tại quê n

  • Nữ tướng Lê Chân

    15/08/2011

    Tương truyền bà quê làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã  Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Theo thần tích đền N

  • Miếu Thủy Tú

    08/12/2008

      Miếu Thủy Tú thuộc thôn Thủy Tú có tên cũ là làng Ngọc Phương, thuộc xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng Miếu Thủy Tú cùng các di tích khác của Thủy Đường như: đình Thượng, đình Hạ, đền Lương Đường, đình Chiếm Phương ( xã Hòa Bình) hợp thành một cụm di tích lịch sử ghi nhớ công tích của 4 người con họ phạm, tham gia đánh giặc Tống ở thế kỷ thứ X ( năm 981) dưới sự lãnh đạo của Lê Đại Hành.

  • Đình Đồng Dụ

    08/12/2008

    Đình Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương xây dựng trên một khu đất cao mặt chính quay hướng Tây với một không gian rộng thoáng đãng, có cây cổ thụ trên dưới 300 năm. Cảnh quan thiên nhiên hết sức sinh động, quy mô kiến trúc của ngôi đình kiểu tiền nhất - hậu đinh bề thế.

  • Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

    08/12/2008

    Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991. Nguyễn Bỉnh Khiêm thủa nhỏ tên gọi là Văn Đạt quê ở trang Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Ngày sinh của ông chưa có sách nào ghi cụ thể. Theo cuốn Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề - một danh thần ở khoảng cuối đời Lê Trung Hưng người làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương thi đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn năm 1736 đời Lê Ý Tông, làm quan tới chức Đông Các hiệu thư thị tham chánh sơn Nam đã viết: Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491) lúc nhỏ vốn dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Năm 4 tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài nghĩa của kinh, mới đọc qua đã thuộc làu làu....

  • Đình Vĩnh Khê

    08/12/2008

     Đình Vĩnh Khê thuộc làng Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương, ngoại thành Hải Phòng. Đình Vĩnh Khê có bố cục mặt bằng hình chữ Công gồm: 5 bái đường, 2 gian nhà cầu, 3 gian hậu cung. Mặt chính ngôi Đình hướng Nam, nới có dòng sông Lạch Tray uốn khúc qua địa phận Kiến An, An Lão.             Đình thờ ba vụ phúc thần là Vũ Giao, Vũ Trọng (hai anh em sinh trưởng từ mảnh đất Vinh Khê) và Phạm Tử Nghi, những người có công với dân, với nước, được các vương triều phòng kiến tặng phong mỹ tự, nhằm tôn vinh tài trí, thao lược, anh dũng, quả cảm của họ.

  • Đình Nhu Thượng

    08/12/2008

     Đình Nhu Thượng thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng thờ hai chị em Mại Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn, con vua Mai Hắc Đế, người đứng đầu chống quân đô họ nhà Đường ở thế kỷ VIII.        Do sẵn có quan hệ bằng hữu và thân thuộc với gia định họ Phạm và họ Hoàng ở đây, Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng thời chiêu mộ dân thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, góp phần củng cố triều đại của Nhà Mai Thúc Loan. Tại các thôn Văn Xá, Nhu Điều, Kiều Yên Thượng ngày nay vẫn còn mang địa danh như đầm quan, địa lính... có nguồn gốc từ hai chị em họ Mai chu cấp cho dân mỗi làng 10 mẫu đất canh tác. Sau một trân giao chiến ác liệt với quân đô hộ nhà Đường kéo sang đàn áp cuộc khởi nghĩa, Mai Hắc Đế hy sinh, quân sỹ tôn Mai Kỳ Sơn lên nối ngôi cha. Lực lượng nghĩa quân của Mai Kỳ Sơn còn chiếm cứ 2 vùng Đông và Nam phủ Tống Bình được một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng quân giặc mới phá được căn cứ phòng thủ của

  • Chùa Dư Hàng

    27/10/2008

    Chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm tự), thuộc xã Dư Hàng Kênh (huyện An Dương), nay thuộc địa bàn phường Hồ Nam quận Lê Chân. Nếu căn cứ vào bản ghi chép bia ký của chùa Dư Hàng thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980- 1009). Cuối thời vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225-1400), các vị sư tổ phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử Sơn, đã có mối quan hệ với bản chùa Dư Hàng

  • Đình Kim Sơn – Di tích cách mạng

    21/10/2008

    Kim Sơn, một làng quê thuộc xã Tân Trào, huyện Kiến Thuỵ là địa phương sớm có phong trào cách mạng. Năm 1944, phong trào Việt Minh ở nơi đây phát triển mạnh. Những cuộc biểu tình thị uy của nhân dân Kim Sơn khiến nguỵ quyền trong vùng rất hoang mang, dao động. Chớp thời cơ đó, lực lượng cách mạng trong khu vực phủ Kiến Thuỵ và một số nơi khác đã phát động nhân dân địa phương đấu tranh xoá bỏ bộ máy nguỵ quyền, thiết lập chính quyền cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa, tiêu biểu là ở Kim Sơn.

  • Đền Phú Xá

    21/10/2008

    Đền Phú Xá(phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, danh tướng thời Trần có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, thế kỷ XIII. Khi mất được nhân dân tôn gọi là “ Thánh vương”. Truyền thuyết dân gian ở địa phương cho biết: nơi đây, Trần Quốc Tuấn đã thiết lập nhiều kho lương thực, chuẩn bị cho chiến dịch Bạch Đằng năm 1288, đồng thời diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp

TIN MỚI NHẤT
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0